"Chúng tôi kêu gọi mọi bên nỗ lực hết sức gia hạn Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen và thực hiện tối đa cả hai thỏa thuận, trong đó có khẩn trương loại bỏ mọi trở ngại còn lại đối với xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của Nga", Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres ngày 29/10 kêu gọi. "Chúng tôi không xem nhẹ những thách thức, song biết rằng có thể vượt qua chúng", ông Guterres cho biết. "Các chính phủ, công ty vận tải, doanh nhân buôn bán ngũ cốc và phân bón cùng nông dân trên toàn thế giới đang tìm kiếm sự rõ ràng cho tương lai". Thỏa thuận ngũ cốc được ký hồi tháng 7 giữa LHQ, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga, Ukraine cho phép Kiev xuất khẩu 9 triệu tấn ngũ cốc, được đánh giá giúp giảm bớt khủng hoảng lương thực toàn cầu. Thời hạn ấn định cho thỏa thuận ban đầu là 120 ngày, với tùy chọn gia hạn vào ngày 19/11 nếu không bên nào phản đối. Tuy nhiên, Nga cho biết họ không có khả năng xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của mình, do đó yêu cầu thỏa thuận tiếp theo đề cập đến điều này. Tàu hàng Razoni chở ngũ cốc Ukraine di chuyển trên Biển Đen ngày 3/8. Ảnh: Reuters. Nga nhiều tháng qua chỉ trích các lệnh trừng phạt của phương Tây khiến nước này không thể xuất khẩu phân bón. Đại sứ Nga tại Vassily Nebenzia ngày 27/10 tuyên bố nước này phải được phép xuất khẩu hàng hóa trước khi cam kết gia hạn thỏa thuận ngũ cốc Ukraine. Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken dự đoán quyết định từ bỏ thỏa thuận ngũ cốc Ukraine sẽ khiến Nga "vấp phải làn sóng chỉ trích lớn" từ các nước trên thế giới. Theo thỏa thuận ký hồi tháng 7, Trung tâm Điều phối chung (JCC) được thành lập tại Istanbul, bao gồm các đại diện cấp cao từ Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine và Liên Hợp Quốc. Các tàu đến bốc hàng cần trải qua quá trình kiểm tra ngoài khơi Istanbul để đảm bảo không mang vũ khí, sau đó đi qua hành lang an toàn được JCC thiết lập đến các cảng Chornomorsk, Odesa và Yuzhny của Ukraine. Trong hành trình rời đi, các tàu lại bị kiểm tra ở ngoài khơi Istanbul. Tuy nhiên, Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi tháng 9 gọi thỏa thuận ngũ cốc Ukraine là "trò lừa bịp trơ tráo", khi phần lớn lương thực được chuyển tới châu Âu, thay vì các nước nghèo nhất. Xuất khẩu ngũ cốc đình trệ được cho là nguyên nhân khiến giá lương thực toàn cầu tăng, đồng thời làm dấy lên lo ngại về nạn đói, đặc biệt ở những nước nghèo nhất thế giới. Nga bác cáo buộc làm trầm trọng khủng hoảng lương thực, cho rằng các lệnh hạn chế đối với xuất khẩu của nước này khiến giá lương thực tăng. Giới chức Nga cho biết dù lương thực và phân bón được rút khỏi lệnh hạn chế xuất khẩu của nước ngoài, nước này vẫn chịu hạn chế liên quan đến hậu cần, thuê tàu, chuyển tiền và bảo hiểm. Hành lang an toàn được thiết lập theo thỏa thuận ngũ cốc Ukraine. Đồ họa: Guardian. Nguyễn Tiến(Theo AFP)
Quan chức Nga nói tuyến tiếp tế của Ukraine tại Bakhmut sắp bị chặn
"CácnhàthầuWagnerđangtriểnkhaikếhoạchcủahọởBakhmut.NhữngkhudâncưxungquanhBakhmuttiếptụcđượcgiảiphóng